Chó bị tiêu chảy có nguy hiểm không?

Chăm sóc một chú chó từ khi còn nhỏ đến lúc trưởng thành khó khăn không kém gì chăm một đứa trẻ. Nếu như con người có thể nói được mỗi khi bị đau ốm hay có vấn đề gì không ổn, thì thú cưng lại không. Do đó, đòi hỏi người nuôi phải quan sát và kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường của các bé.

Tiêu chảy là một trong những vấn đề thường gặp ở chó. Đó có thể là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa thông thường hoặc cũng có thể là triệu chứng của bệnh nguy hiểm.

Nguyên nhân chó bị tiêu chảy và cách xử lý trong từng trường hợp 

Do thức ăn 

Có nhiều nguyên nhân khiến cho bị tiêu chảy. Thông thường có thể là do ăn phải thức ăn lạ, thức ăn bẩn, ôi thiu. Hoặc đơn giản là khi bạn chuyển đổi sang một loại thức ăn mới, chó cũng có khả năng bị tiêu chảy. Do hệ tiêu hóa chưa kịp thích nghi nên sẽ xảy ra tình trạng này.

cho-bi-tieu-chay-co-nguy-hiem-khong

Trong trường hợp này, ở dạng nhẹ sẽ tự khỏi trong vài ngày. Bạn nên hạn chế cho ăn khi cún đang tiêu chảy để giảm nhu động ruột, đảm bảo cho các bé uống đủ nước để cơ thể tránh mất nước. Bổ sung thêm men tiêu hóa. Theo dõi liên tục trong vòng 24h, nếu tình trạng giảm dần thì bạn có thể từ từ cho chó ăn uống bình thường trở lại.

Nếu muốn chuyển đổi thức ăn, bạn nên mix thức ăn cũ và mới theo tỷ lệ thức ăn cũ giảm dần cho đến khi thay thế hoàn toàn bằng thức ăn mới.

Do nhiễm khuẩn hoặc kí sinh trùng 

Chó bị nhiễm giun sán hoặc nhiễm khuẩn E.coli, Leptospia, Salmonella,… cũng có thể bị tiêu chảy. Cún bị giun thì trong phân có thể lẫn cả giun.

Để tránh điều này, hãy tẩy giun định kỳ cho các bé. Xem thêm lịch tẩy giun cho chó tại đây.

Ngoài ra, hạn chế cho chó ăn đồ sống vì trong những thực phẩm này nhiễm rất nhiều vi khuẩn, cún sẽ dễ bị giun sán, E.coli,…

Do bệnh nghiêm trọng 

Đôi khi, tiêu chảy có thể là triệu chứng của các bệnh lý nguy hiểm như Care, Parvo. Với trường hợp này, chó thường bị tiêu chảy nặng, phân lẫn máu, có mùi tanh, kèm theo đó là các biểu hiện mệt mỏi, bỏ ăn, ủ rủ, sốt, nôn mửa,…

cho-bi-tieu-chay-co-nguy-hiem-khong

Lúc này, bạn cần đưa các bé đến bác sĩ thú y gấp để thực hiện các xét nghiệm cần thiết, xác định xem có bị nhiễm các vi rút truyền nhiễm nguy hiểm không.

Phòng ngừa tiêu chảy ở chó 

Hạn chế cho ăn đồ sống 

Nhiều người nghĩ rằng cho chó ăn đồ sống sẽ giúp mượt lông nhưng thức ăn sống tiềm ẩn nhiều nguy cơ về giun sán, vi khuẩn, thậm chí có thể lây cho người nuôi. Vì thế, tốt nhất, bạn nên cho các bé ăn đồ chín để đảm bảo sức khỏe.

Tiêm phòng 

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, bạn cần tiêm phòng đầy đủ cho cún và tiêm nhắc lại định kỳ.

Vệ sinh môi trường sống

Giữ nơi ở sạch sẽ, khô thoáng, thường xuyên khử trùng để ngăn mầm bệnh.

cho-bi-tieu-chay-co-nguy-hiem-khong

Chế độ dinh dưỡng 

Tăng sức đề kháng cho cún bằng một chế độ dinh dưỡng cân đối. Bạn có thể lựa chọn thức ăn tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, cũng nên thường xuyên cho các bé ra ngoài vận động, dạo chơi, tắm nắng để tăng cường sức khỏe thể chất.

Sen xem thêm: Dấu hiệu chó bị thiếu canxi

← Bài trước Bài sau →
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên

Bình luận

Tuệ Minh 29/12/2021

Có loại hạt nào tốt cho hệ tiêu hoá của các boss không?